SỨC ĐỀ KHÁNG – BẢO VỆ CƠ THỂ TỐI ƯU


Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào 
cơ thể con người. Tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như siêu vi, vi khuẩn, 
ký sinh trùng... Sức đề kháng tốt sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa đươc các bệnh thường 
gặp như cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt và nhiều loại bệnh khác. Khi sức đề kháng yếu 
chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh tật phát triển. Nhưng làm cách nào 
để tăng sức đề kháng thì không phải ai cũng biết. 


Nguy cơ từ sức đề kháng yếu 

Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Nó chính

là “vũ khí” giúp kháng lại các virus, tác nhân gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu, hệ

thống miễn dịch của cơ thể trở nên rệu rã, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh

truyền nhiễm. Dễ thấy nhất là các loại bệnh do sự biến đổi thời tiết và môi trường

bên ngoài: ho, cảm cúm, sốt… Nhiều người băn khoăn là tại sao chỉ cần thời tiết

thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, thậm chí mỗi lần đi ra nắng hoặc gặp mưa về

là đã phát bệnh. Nguyên nhân phần lớn là do đề kháng yếu. Theo các nhà nghiên

cứu thì đề kháng yếu cũng dễ dẫn đến bệnh ung thư, sốt xuất huyết, lao, bạch hầu

và bệnh thường gặp ở trẻ em như uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ ở

trẻ em…



Điều đáng lo ngại hơn là hầu như người dân Việt Nam ít để ý đến việc cải

thiện sức đề kháng cho chính bản thân mình, nghĩ rằng sức đề kháng là thứ… vô

hạn, sẵn có nên không quan tâm. Và theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam được

xác định là nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới với hơn 77.280 ca ung

thư ác tính được phát hiện năm 2006. Thậm chí, nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỷ

vào sự dẻo dai của sức trẻ mà lơ là với sức đề kháng, làm tăng cơ hội cho virus,

bệnh tật xâm nhập.

Sức đề kháng rất dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành

mạnh hoặc không thường xuyên bổ sung vitamin vào cơ thể. Thực tế, việc bảo vệ

sức khỏe không chỉ đơn thuần là chữa bệnh, kháng bệnh mà còn bao gồm cả việc

phòng bệnh tật. Tăng cường sức đề kháng để kháng lại virus gây bệnh xâm nhập

chính là đang bảo vệ sức khỏe. Lâu nay chúng ta ít chú trọng đến việc tăng sức đề

kháng, điều đó thật sai lầm. Không nên đợi đến khi có bệnh mới lo chạy chữa,

chúng ta nên “phòng vệ” hàng ngày để sống khỏe mạnh

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, tỷ lệ virus cúm tồn tại trong văn phòng là 48%

trên máy tính ở công sở, 46% ở chuột và 45% điện thoại mang virus cúm. Và

trong cả đời một người trung bình mắc bệnh cúm 200 lần, mỗi lần trung bình 9

ngày nhưng việc bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B phức hợp theo liều lượng

thích hợp mỗi ngày có thể phòng ngừa bệnh cúm, khiến nguy cơ mắc cúm giảm

đi một nửa.

Một số cách giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể:

Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất

Bạch cầu là một thành phần của máu. Chúng rất quan trọng đối với hệ miễn

dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ, đồng thời chống lại nhiều loại bệnh

tật khác nhau. Trung bình, chỉ trong vài ngày cơ thể chúng ta sẽ tự thay đổi ¼ các

tế bào bạch cầu. Một số ít, thậm chí sẽ bị thay thế bằng bạch cầu mới trong 36h. Để

quá trình này diễn ra bình thường, cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc

biệt là các vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa

vitamin A, C, E, vitamin B12, axit folic, đồng, kẽm… trong các bữa ăn hằng ngày.

Khi ăn cũng nên ăn chậm, nhai kĩ. Nếu ăn quá nhanh, cơ thể sẽ không

tiết đủ men tiêu hóa khiến thức ăn không được tiêu hóa tốt khiến nhiều

Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Làm việc liên tục mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến cơ thể mệt

mỏi, hệ miễn dịch suy yếu, các nhân tố gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy,

nên làm việc có kế hoạch, có thời gian thư giãn nhất định trong ngày. Mỗi ngày

nên cố gắng dành 30 phút ngủ trưa và 6-8h tiếng cho giấc ngủ buổi tối. Trường hợp

khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm nên đi ngủ đúng giờ và sớm hơn bình thường

(trước 22h). Không nên ăn và tập thể dục trước khi lên giường vì như vậy sẽ gây

khó ngủ.



Stress kéo dài sẽ giảm thiểu khả năng mẫn cảm và tính hiệu quả của hệ đề

kháng cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể bị stress không nên kìm nén, hãy tìm cách giãi bày

tâm sư, nghe nhạc, đi dạo… để bớt căng thẳng.

Tập thể dục mỗi ngày cũng khiến giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch,

người hay hoạt động cũng hiếm khi ốm đau và nhanh phục hồi sức khỏe hơn. Bạn

nên chọn cho mình môn thể thao vừa sức và duy trì thường xuyên, ít nhất 3

lần/ngày trong một khoảng thời gian nhất định.

Suy nghĩ tích cực, xuyên gặp gỡ bạn bè, cười nhiều hơn cũng là những cách

sống đơn giản giúp cơ thể bạn thêm khỏe mạnh.

Làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý đang giết chết sức đề kháng của bạn.

Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác

Hút thuốc lá sẽ gây ra các thành phần tự do có hại cho cơ thể. Sức đề kháng sẽ

ngày càng suy yếu do phải liên tiếp chống lại các thành phần tự do này. Rượu gây

hủy diệt các vitamin, từ đó gây suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến cơ thể

khó chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút từ bên ngoài. Chính vì vậy, để

có một sức khỏe tốt nên từ bỏ rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác. Nếu bạn

đang hút thuốc hãy cai dần dần và mỗi ngày chỉ nên uống nhiều nhất 50cc rượu

mạnh hoặc một ly rượu vang.

Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác tử thần thầm lặng.

Tiêm ngừa

Một cơ thể khỏe mạnh đôi khi cũng không thể chống lại một vài loại vi khuẩn,

vi rút nào đó, đặc biết là đối với trẻ em. Chính vì vậy, tiêm chủng là biện pháp hiệu

quả nhất để nâng cao sức đề kháng, giúp kiểm soát được nhiều loại bệnh như cúm,

viêm màng não, baị liệt, bạch cầu, uốn ván, quai bị, ho gà, viêm gan A, viêm gan

B, ung thư cổ tử cung…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp làm tăng sức đề kháng

Theo đại diện Bộ Y tế, người dân chúng ta có tư tưởng… xem thường những

cơn mệt mỏi, bệnh vặt, cảm cúm… nên khiến cho sức đề kháng cơ thể có xu hướng

giảm đi nhiều hơn.

Để tăng cường sức đề kháng, ngoài việc mỗi người cần có một chế độ sinh hoạt

ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý, chúng ta nên tích cực bổ sung vitamin

hàng ngày cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm vitamin B. Vì nếu thiếu

vitamin nhóm B nhất là B1 sẽ dẫn đến bệnh tê phù, v.v; còn thiếu vitamin C, vết

thương sẽ chậm lành và cơ thể sẽ khó tránh được các bệnh viêm nhiễm, dễ bị cảm

cúm hơn, dễ mệt mỏi và xuống sức…

“Người dân cần trang bị thêm kiến thức phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng,

vì nếu phòng bệnh tốt, mọi người sẽ dễ dàng ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và

có thể hạn chế các hậu quả khó lường,” TS. Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế

chia sẻ.

Vitamin có trong nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật, đặc biệt

dồi dào ở các loại rau củ quả ớt, tỏi, hẹ và trái cây tươi như táo, sơn trà, cam

quýt, chanh… Ngoài ra, đối với người ít thời gian thì việc dùng các loại

dược phẩm tiện dụng chuyên dụng bổ sung vitamin (Viên uống bổ sung vi lượng BERES PLUS) cũng là cách an toàn và hiệu quả để tăng đề kháng.

0 Response to "SỨC ĐỀ KHÁNG – BẢO VỆ CƠ THỂ TỐI ƯU"

Post a Comment